Hàn Quốc tăng mạnh chỉ tiêu chuyển đổi sang nhân lực kỹ năng lành nghề

Thương hiệu: Đang cập nhật   |   Tình trạng: Còn hàng

Các thay đổi về chính sách liên quan đến lao động nước ngoài trình độ cao thị thực E-7 tại Hàn Quốc được áp dụng ngay từ đầu năm 2023. Trong đó, riêng chỉ tiêu chuyển đổi sang thị thực E-7-4 của Hàn Quốc sẽ tăng lên đến 5.000 người...

Ảnh minh họa.


Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, Bộ Tư pháp Hàn Quốc hôm 28/12/2022 đã ra thông báo cải tiến một số chính sách liên quan đến lao động nước ngoài trình độ cao thị thực E-7 và được áp dụng ngay từ ngày 1/1/2023.
Việc cải tiến lần này bao gồm các nội dung chính như: Áp dụng mới chế độ thị thực E-7-S dành cho đối tượng lao động thuộc lĩnh vực công nghiệp hiện đại và đối tượng có thu nhập cao; tăng mạnh chỉ tiêu chuyển đổi sang nhân lực kỹ năng lành nghề thị thực E-7-4 năm 2023; thay đổi một số điều kiện đối với việc tuyển dụng nhân lực kỹ thuật cao thị thực E-7.
Trong đó, với chính sách áp dụng mới chế độ thị thực E-7-S, theo cách thức phân chia ngành nghề của Hàn Quốc, lĩnh vực công nghiệp hiện đại là những ngành nghề, công việc mới xuất hiện trong thời đại công nghiệp 4.0.
Phạm vi của lĩnh vực này bao gồm 35 ngành nghề như: dung hợp cacbon - nano, bán dẫn, rô bốt, xe hơi, hàng không, nguồn năng lượng, năng lượng nguyên tử, năng lượng tái sinh, dịch vụ tri thức, kỹ thuật máy móc, dịch vụ thông minh, an ninh mạng, máy móc y tế, hệ điều hành sản xuất, truyền hình, mạng, thông tin di động...
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này, kể từ năm 2023, Hàn Quốc sẽ áp dụng chế độ cấp thị thực E-7-S cho lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực công nghiệp hiện đại nêu trên và đối tượng lao động nước ngoài có thu nhập cao (có thu nhập từ gấp 3 lần trở lên so với GNI bình quân đầu người năm trước đó của Hàn Quốc).
Việc cấp thị thực E-7-S sẽ được tiến hành theo cách thức chấm điểm theo bảng dựa vào các hạng mục như: Thu nhập và tuổi liên đới; các hạng mục có khả năng đóng góp cho tương lai như tuổi, học lực, kinh nghiệm làm việc, tiếng Hàn, đã từng du học Hàn Quốc; các hạng mục được cộng thêm điểm như: tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng top 100, đã từng được KOTRA cấp giấy phép tuyển dụng, thành tích về nghiên cứu và các hạng mục bị trừ điểm như vi phạm luật xuất nhập cảnh, tội hình sự.
Khi lao động nước ngoài đạt số điểm nhất định theo cách tính nêu trên, sẽ được Bộ Tư pháp Hàn Quốc cấp thị thực E-7-S. Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về số điểm đạt hoặc chỉ tiêu phân bổ liên quan đến cấp thị thực này.
Năm 2023, phía Hàn Quốc cũng tăng mạnh chỉ tiêu nhân lực kỹ năng lành nghề thị thực E-7-4.
Chế độ cho phép lao động nước ngoài E-9, E-10 và H-2 làm việc trên 5 năm tại Hàn Quốc được chuyển đổi sang thị thực E-7-4 theo phương thức tính điểm và chỉ tiêu phân bổ hàng năm được thực hiện từ năm 2017 đến nay. Đã có 5.421 người lao động nước ngoài được chuyển đổi sang thị thực E-7-4, trong đó, riêng năm 2022, có 2.000 lao động được chuyển đổi.
Tuy nhiên, số lao động được chuyển đổi hàng năm như trên vẫn không thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, trong năm 2023, chỉ tiêu chuyển đổi sang thị thực E-7-4 sẽ tăng lên đến 5.000 người. Đồng thời, sẽ hạn chế cấp thị thực cho lao động nước ngoài đã từng cư trú bất hợp pháp trước đó.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng thay đổi điều kiện về mức lương khi xét cấp thị thực visa E-7 cho lao động nước ngoài làm việc ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 80% trở lên xuống còn từ 70% trở lên GNI bình quân đầu người năm trước đó.
Hiện nay, Hàn Quốc đang áp dụng đồng loạt điều kiện về mức lương (bằng từ 80% trở lên GNI bình quân đầu người năm trước đó) trong việc xét cấp thị thực E-7 cho người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, theo thống kê của Cơ quan thống kê quốc gia, mức lương này cao hơn mức lương bình quân của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc.
Vì vậy, kể từ năm 2023, điều kiện về mức lương đối với việc xét cấp thị thực E-7 cho lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, doanh nghiệp quy mô trung bình (có quy mô ở giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ và tập đoàn lớn) vùng phi thành thị sẽ thay đổi xuống mức bằng từ 70% trở lên GNI bình quân đầu người năm trước đó trong thời hạn nhất định (3 năm).
Ngoài ra, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài quay lại nội địa Hàn Quốc, từ năm 2023, sẽ giảm điều kiện về kinh nghiệm làm việc đối với việc xét cấp thị thực E-7 cho người lao động nước ngoài vào làm việc ở các doanh nghiệp quay trở lại nội địa.
Ví dụ, hiện nay, chỉ cấp thị thực E-7 cho chuyên gia quản lý sản phẩm từ pháp nhân tại nước ngoài của doanh nghiệp sang Hàn Quốc làm việc khi có đủ điều kiện 5 năm kinh nghiệm làm việc tại pháp nhân của doanh nghiệp tại nước ngoài. Từ năm 2023, không chỉ chuyên gia quản lý sản phẩm, mà bất kể nhân viên nào thuộc pháp nhân tại nước ngoài đáp ứng điều kiện về học vị có chứng chỉ tay nghề kỹ thuật sẽ được giảm yêu cầu về kinh nghiệm làm việc xuống còn 2 năm.
Để hỗ trợ cho ngành kinh doanh khách sạn bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thời gian qua, từ năm 2023, sẽ tăng số lượng lao động nước ngoài mỗi khách sạn có thể tuyển từ 2 người lên 5 người…
Theo thông báo của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc về việc áp dụng mức lương tối thiểu cho năm 2023 tại Hàn Quốc, mức lương tối thiểu theo giờ là 9.620 won, tính theo tháng (chuẩn tổng 209 giờ/tháng, 40 giờ/tuần + 8 giờ/tuần thời gian nghỉ có lương) là 2.010.580 won. Thời gian áp dụng từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2023; áp dụng đồng nhất trong tất cả các doanh nghiệp không phân biệt loại hình doanh nghiệp.
 

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây

E9 HÀN QUỐC - Đào tạo chứng chỉ EPS TOPIK

Chính sách của luật Lao động thì Hàn Quốc yêu cầu người lao động nước ngoài đang cư trú và làm việc tại Hàn Quốc cần đảm bảo một năng lực tiếng Hàn nhất định, phục vụ việc sinh sống và làm việc tại quốc gia này. Các chứng chỉ phổ biến nhất về tiếng Hàn đó là Topik và KLPT. Topik là kỳ thi năng lực tiếng Hàn do Viện Đánh giá và Chương trình giáo dục Hàn Quốc (KICE) tiến hành và KLPT là kỳ thi năng lực tiếng Hàn do Bộ Lao Động Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam tiến hành nhằm đánh giá năng lực tiếng Hàn của người lao động. KLPT (tên gọi mới là EPS – TOPIK)  thích hợp với những đối tượng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc và đây cũng là một trong những chứng nhận bắt buộc với những người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc.

Visa E7 - Lao động tay nghề cao

Visa E-7 Hàn Quốc có lẽ là loại visa khá xa lạ đối với Việt Nam chúng ta, tuy nhiên nó lại rất phổ biến và quen thuộc đối với những ai từng làm việc tại Hàn Quốc. Vậy visa E7 là gì, được áp dụng cho những đối tượng nào? Để có được những lời giải đáp thỏa đáng cho những thắc mắc này, bạn hãy liên hệ ngay Đại Nam JSC hoặc tham khảo bài viết dưới đây.

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỜI VỤ HÀN QUỐC

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc không phải là một vấn đề quá xa lạ nữa mà nó trở nên phổ biến bởi những năm gần đây bởi ưu đãi tốt. Quốc gia này quy định nhiều visa giành cho lao động ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thông qua nhiều chương trình có lợi. Một trong số đó là visa E8 Hàn Quốc – visa lao động thời vụ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra Thủ tục cần biết khi xin visa E8 Hàn Quốc năm 2022 đến các bạn:

Lao động Việt sang Hàn Quốc làm việc có thể được lưu trú đến 10 năm

Lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc nếu đáp ứng ứng đủ các điều kiện về thời gian làm việc ở doanh nghiệp cũng như những yêu cầu nhất định, có thể được kéo dài thời hạn cư trú đến 10 năm mà không phải về nước...  

Visa E7-3 là gì ? Có thời hạn bao lâu ?

Visa E7-3 là gì? Lợi ích Visa E7-3? Điều kiện cấp visa E7-3 là gì? Gần đây Visa E7-3 là một chương trình rất hay và nhận được nhiều sự quan tâm từ giới trẻ có mong muốn đi hàn Quốc. Vì vậy mà hàng loạt những câu hỏi được đặt ra cần được giải đáp. Vậy phân loại visa e7-3 là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook