Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thương hiệu: Đang cập nhật   |   Tình trạng: Còn hàng

“Xuất khẩu lao động Nhật Bản”, “Thực tập sinh Nhật Bản”, “Tu nghiệp sinh”, “Việc làm Nhật Bản lương cao”,... là những cụm từ đang rất “HOT” trong thị trường xuất khẩu lao động hiện nay.

Thông qua bài viết, hy vọng phần nào giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan trong vô vàn những thông tin chưa xác thực về thị trường lao động này trên mạng xã hội trước khi quyết định đăng ký tham gia chương trình. Hoặc đơn giản là tự tin trở thành "tư vấn viên" khi thảo luận cùng bạn bè về chương trình sau khi đọc bài này luôn bạn nhé :)

1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản  (Thực tập sinh) là gì?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản là hình thức đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc theo chương trình ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam & Nhật Bản.
Người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hợp pháp phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ LĐTB&XH hoặc công ty phái cử.

2. Xuất khẩu lao động Nhật Bản, Tu nghiệp sinh Nhật Bản và Thực tập sinh kỹ năng có gì khác biệt?

Chương trình đi làm việc ở Nhật Bản có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Xuất khẩu lao động Nhật Bản, Tu nghiệp sinh Nhật Bản, Thực tập sinh kỹ năng… tuy có nhiều cách gọi khác nhau song tất cả đều là MỘT.
Hiện nay, "Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản" là tên gọi phổ biến nhất của chương trình này.

3. Ý nghĩa của chương trình thực tập sinh đối với thanh niên Việt Nam

Mục đích của chương trình TTS kỹ năng là Nhật Bản tiếp nhận người lao động từ các nước đang phát triển đến thực tập, nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ trong một thời gian cụ thể từ 01 năm hoặc 03 năm hoặc 05 năm.
Chương trình TTS tại Nhật Bản đem lại rất nhiều giá trị và ý nghĩa cho Việt Nam:

  • Đào tạo được một thế hệ thanh niên có tay nghề giỏi trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, chế tạo; có tác phong công nghiệp; có năng lực ngoại ngữ.
  • TTS có thể tích lũy một số vốn nhất định khoảng vài trăm triệu làm hành trang lập nghiệp sau thời gian thực tập.
  • Các TTS sau khi về nước có cơ hội làm việc trong các công ty, nhà máy của Nhật tại Việt Nam, tiếp tục phát triển những gì đã học được trong thời gian làm việc tại Nhật và xây dựng sự nghiệp bản thân.
  • Nếu thế hệ này phát huy đúng cơ hội một cách triệt để sẽ trở thành những sứ giả cầu nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, tiến tới chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất vào Việt Nam.

4. Điều kiện để tham gia chương trình Thực tập sinh Nhật Bản

  • Nam, Nữ, tuổi từ 19-30
  • Tốt nghiệp Cấp 3; Trung cấp; Cao đẳng; Đại học
  • Nam cao từ 158 cm, nặng 50 kg trở lên
  • Nữ cao từ 150 cm, nặng 45 kg trở lên
  • Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh như: viêm gan siêu vi B, HIV, mù màu và các bệnh truyền nhiễm khác,…

5. Tốt nghiệp cấp 2 có được đi xuất khẩu lao động không?

Số lượng đơn hàng yêu cầu trình độ học vấn cấp 2 rất ít. Hầu hết là các đơn hàng may mặc, xây dựng. Tuy nhiên, các đơn hàng này yêu cầu người lao động phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng tuyển.

6. Bị bệnh gì không được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Theo quy định hiện nay, có 13 loại bệnh không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bao gồm:

  • Сáс bệnh về mắt: quáng gà, thiên đầu thống, viêm thần kіnh thị giác, thоáі hóa võng mạс, đục nhân mắt, viêm màng bồ đào, các bệnh về mắt сấр tính cần рһảі điều trị, ѕụр mi từ độ III trở lên, mắt có thị lực có kính 8/10.
  • Bệnh về cơ хương khớp: loãng xương nặng, cụt chi, thoái hóa cột sống giai đoạn 3, viêm xương, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh về tim mạch: bệnh tim bẩm sinh, suy tim, suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, người bị di chứng tai biến mạch máu não, loạn nhịp hoàn toàn, viêm cơ tim, người mang máy tạo nhịp tim, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Bệnh về phổi: lao phổi, tràn dịch màng phổi, xơ phổi, hen phế quản, ung thư phổi, tâm phế mãn, viêm dày dính màng phổi, khí phế thũng, áp xe phổi, tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính.
  • Bệnh về đường tiêu hóa: viêm gan A-B-C, loét dạ dày tá tràng có hẹp môn vị, xơ gan – ung thư gan, vàng da, áp xe gan, lách to, sỏi mật.
  • Bệnh về da lіễu: các loại хăm trổ trên ԁа, bệnh vảy nến, bệnh һệ thống tạo kео, bệnh phong trоng thời gian сòn điều trị & di chứng tàn tật độ 2, vảy rồng, nấm sâu hay nấm hệ thống, bệnh lậu cấp & mạn, viêm ԁа mu, viêm ԁа mủ hoại tử, HIV/AIDS, các bệnh lâу nhiễm qua đường tình dục như giang mai, bệnh lậu cấp, bệnh hạ cam mềm.
  • Bệnh về nội tiết: u tuyến thượng thận, đái tháo đường, suy tuyến thượng thận, đái nhạt, cường hoặc suy tuyến giáp.
  • Các bệnh về thận và tiết niệu: suy thận, sỏi đường tiết niệu, thận hư nhiễm, mỡ thận đa u thận, viêm thận bể thận cấp hoặc mãn tính, viêm cầu thận cấp và mãn tính.
  • Bệnh về thần kinh: liệt một hoặc nhiều chi, rối loạn vận động, di chứng bại liệt, động kinh, u não, bệnh tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên, thoát vị đĩa đệm cột sống, xơ cứng cột bên teo cơ, Parkinson, bệnh u tuyến ức.
  • Bệnh về tâm thần: rối loạn cảm xúc, histeria, tâm thần phân liệt, nghiện ma túy và nghiện rượu.
  • Bệnh liên quan đến sinh dục: u nang buồng trứng, ung thư vú, u sơ tuyến tiền liệt, ung thư dương vật & bàng quang, ung thư cổ tử cung, sa sinh dục.
  • Bệnh về tai mũi họng: viêm xoang, viêm tai giữa chưa ổn định, u hoặc ung thư vòm họng, trĩ mũi.
  • Các bệnh về răng hàm mặt: dị tật vùng hàm mặt, các bệnh, các loại u và nang vùng răng miệng, hàm mặt ảnh hưởng đến sức khỏe và công tác.

7. Xăm hình (xăm mình) có đi làm việc tại Nhật Bản được không?

Тhео quу định сhứng nhận ѕứс khỏе dành cho lao động đі làm việc ở nướс ngоàі, khi có hình xăm trên cơ thể (dù có kích thước nhỏ hay tại vùng kín), bạn cũng không thể tham gia chương trình.

8. Là người dân tộc thiểu số thì có tham gia chương trình sang Nhật làm việc được không?

Có quốc tịch Việt Nam thì bạn có thể tham gia chương trình Thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản. Ngoài ra, nếu thuộc các đối tượng: thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất, thân nhân của người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tài chính, thủ tục, học bổng.

 

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỜI VỤ HÀN QUỐC

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc không phải là một vấn đề quá xa lạ nữa mà nó trở nên phổ biến bởi những năm gần đây bởi ưu đãi tốt. Quốc gia này quy định nhiều visa giành cho lao động ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thông qua nhiều chương trình có lợi. Một trong số đó là visa E8 Hàn Quốc – visa lao động thời vụ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra Thủ tục cần biết khi xin visa E8 Hàn Quốc năm 2022 đến các bạn:

Visa E7 - Lao động tay nghề cao

Visa E-7 Hàn Quốc có lẽ là loại visa khá xa lạ đối với Việt Nam chúng ta, tuy nhiên nó lại rất phổ biến và quen thuộc đối với những ai từng làm việc tại Hàn Quốc. Vậy visa E7 là gì, được áp dụng cho những đối tượng nào? Để có được những lời giải đáp thỏa đáng cho những thắc mắc này, bạn hãy liên hệ ngay Đại Nam JSC hoặc tham khảo bài viết dưới đây.

E9 HÀN QUỐC - Đào tạo chứng chỉ EPS TOPIK

Chính sách của luật Lao động thì Hàn Quốc yêu cầu người lao động nước ngoài đang cư trú và làm việc tại Hàn Quốc cần đảm bảo một năng lực tiếng Hàn nhất định, phục vụ việc sinh sống và làm việc tại quốc gia này. Các chứng chỉ phổ biến nhất về tiếng Hàn đó là Topik và KLPT. Topik là kỳ thi năng lực tiếng Hàn do Viện Đánh giá và Chương trình giáo dục Hàn Quốc (KICE) tiến hành và KLPT là kỳ thi năng lực tiếng Hàn do Bộ Lao Động Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam tiến hành nhằm đánh giá năng lực tiếng Hàn của người lao động. KLPT (tên gọi mới là EPS – TOPIK)  thích hợp với những đối tượng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc và đây cũng là một trong những chứng nhận bắt buộc với những người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc.
hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook